Ký quỹ 101: Nó là gì và quý vị có thể mong đợi điều gì?

Là một công ty hàng đầu trong ngành bảo hiểm quyền sở hữu, có một số điều chúng tôi biết chắc, đó là: trải nghiệm mua nhà vừa thú vị vừa choáng ngợp. Hãy dành một phút để xem qua quá trình mua nhà, cụ thể là phần ký quỹ của giao dịch và các phần nhỏ từ đầu đến cuối.

Ký quỹ là gì? Tham gia ký quỹ giống như ở trong trạng thái tiềm thức vậy. Đó là quá trình giữa thời điểm người bán chấp nhận đề nghị mua và người mua sở hữu nhà. Chúng tôi coi đó là điểm trung gian trong giao dịch mua nhà.

Quá trình ký quỹ bắt đầu bằng việc công ty đứng tên mở một tài khoản ký quỹ. Sau khi cả quý vị và người bán đồng ý với các điều khoản của hợp đồng mua bán, đại lý bất động sản của quý vị sẽ thu khoản tiền cọc của quý vị (hoặc quý vị có thể đặt cọc trực tiếp với công ty bảo hiểm quyền sở hữu), về cơ bản giống như một khoản đặt cọc thiện chí và gửi vào tài khoản ký quỹ. Tiền cọc sẽ được dùng để trả chi phí khóa sổ và/hoặc tiền trả ngay của quý vị.

Từ đây, tài khoản ký quỹ được quản lý bởi một bên thứ ba trung lập, như Stewart Title, bên này giữ tiền và giấy tờ, bao gồm tiền cọc, chứng từ cho vay và chứng thư đã ký, cho đến khi kết thúc quá trình khóa sổ.

Bước tiếp theo là định giá. Đây là bước mà ngân hàng hoặc người cho vay tự định giá ngôi nhà, để đảm bảo số tiền cho vay không vượt quá thị giá đã được thẩm định của bất động sản. Bước này là để đảm bảo quyền lợi của người cho vay trong trường hợp họ cần tịch thu tài sản. Người mua thường chịu trách nhiệm thanh toán cho việc định giá; tuy nhiên, có thể đàm phán vấn đề này trong hợp đồng mua bán.

Tiếp theo, quý vị sẽ muốn hoàn thiện khoản tài chính mua nhà của mình. Quý vị phải đã được phê duyệt trước cho một khoản vay thế chấp khi hợp đồng mua bán của quý vị được chấp nhận. Khi đó, người cho vay sẽ cấp cho quý vị ước tính về khoản vay, gồm số tiền vay, lãi suất, chi phí khóa sổ và các chi phí khác liên quan đến việc mua nhà. Sau khi ký, tài liệu này có thể khắc phục mọi vấn đề về cấp vốn tồn tại trong hợp đồng mua bán.

Bây giờ, quý vị sẽ muốn duyệt bản cung cấp thông tin của người bán. Tại đây, quý vị sẽ nhận được thông báo bằng văn bản về bất kỳ vấn đề nào mà nhiều khả năng đã được người bán hoặc đại lý của người bán xác định trước đó hoặc được đề cập trong báo giá.

Đây không phải là bước bắt buộc nhưng rất cần làm. Quý vị sẽ muốn xem nhà, kiểm tra tình hình dịch hại và môi trường. Việc này giúp tránh mọi điều bất ngờ sau khi chuyển đến nhà. Những vấn đề như hư hỏng nguy hiểm và tốn kém, mối mọt và chuột, nấm mốc và amiăng có thể được xác định thông qua các buổi xem nhà như vậy và giúp quý vị tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc.

Nếu có bất kỳ vấn đề nào trong số này phát sinh trong quá trình xem nhà, quý vị sẽ muốn biết rõ để có thể rút lui khỏi giao dịch mua bán, yêu cầu người bán khắc phục hoặc yêu cầu hạ giá mua để quý vị có thể tự lo chi phí.

Sau khi xử lý xong, quý vị sẽ muốn đảm bảo rằng mình có mua bảo hiểm rủi ro. Trong đó bao gồm bảo hiểm của chủ nhà – dù sao cũng phải có trong suốt thời hạn thế chấp – và các loại bảo hiểm khác được yêu cầu tại khu vực của quý vị. Quý vị có thể chọn công ty bảo hiểm riêng như Stewart Insurance.

Bước tiếp theo là theo yêu cầu của người cho vay nhưng cũng vì lợi ích tốt nhất cho quý vị. Đó là báo cáo quyền sở hữu. Báo cáo quyền sở hữu đảm bảo tài sản không vướng quyền cầm giữ và khiếm khuyết và chỉ người bán mới có thể đòi quyền sở hữu. Nếu báo cáo quyền sở hữu ghi thông tin không rõ ràng, người bán sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo có quyền sở hữu hoặc phải để quý vị rút khỏi giao dịch. Nếu báo cáo quyền sở hữu cho thấy tất cả đều ổn và quý vị vẫn tiếp tục mua nhà, quý vị nên thực hiện xem xét một lượt cuối và xem lại nhà trước khi khóa sổ. Đây là cơ hội để quý vị đảm bảo không có hư hỏng mới và tất cả các vật dụng ghi trong hợp đồng mua bán đều có trong nhà.

Ít nhất ba ngày trước khi khóa sổ, quý vị sẽ nhận được Thông báo Khóa sổ. Quý vị nên xem xét tài liệu này một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Các điều khoản nêu trong tài liệu này phải giống như bản ước tính cho vay mà quý vị đã ký lúc bắt đầu. Chú ý đến các khoản phí bất ngờ hoặc quá mức hay bất kỳ sai sót nhầm lẫn nào.

Cuối cùng, quý vị đã sẵn sàng khóa sổ ký quỹ. Quá trình khóa sổ thay đổi tùy theo tiểu bang, nhưng nhìn chung, quý vị sẽ ký nhiều văn bản, theo cách truyền thống hoặc ký điện tử. Hãy dành thời gian và đọc qua các tư liệu. Người bán cũng sẽ có giấy tờ cần ký. Sau khi hai bên ký tất cả các tư liệu, nhân viên ký quỹ sẽ lập một chứng thư mới ghi tên quý vị là chủ sở hữu tài sản và nộp cho cơ quan quản lý của quận. Quý vị sẽ trả tiền cọc và chi phí khóa sổ còn lại và cuối cùng ngôi nhà sẽ là của quý vị.

Bây giờ, chúng tôi biết là có rất nhiều thông tin cần tiếp nhận. Nhưng hy vọng là quá trình này hiện đã dễ hiểu hơn một chút. Nhớ là quý vị sẽ không phải làm một mình đâu. Đại lý bất động sản và công ty bảo hiểm quyền sở hữu sẽ ở đó để hướng dẫn quý vị về từng bước của quá trình và giúp trải nghiệm của quý vị suôn sẻ nhất có thể.

* Thời gian và các bước mô tả trên trang này sẽ thay đổi tùy theo khu vực/thị trường. Liên hệ với nhân viên cho vay, đại diện sở hữu, luật sư tại địa phương của quý vị để biết thêm thông tin.

Để biết thêm thông tin về quá trình khóa sổ và ký quỹ, hãy xem lại các liên kết sau:

Powered by